KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO BẮC - NAM
Thứ Năm, 30/08/2018
Ngày 28/8/2018, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông chủ trì, có sự tham dự của đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các nhà tài trợ, các nhà khoa học, đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu, UBND các tỉnh, thành phố có tuyến chạy qua.
Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS phối hợp với các đơn vị tư vấn nước ngoài đã báo cáo nghiên cứu khả thi giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Theo đó, tư vấn đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài hơn 1.545 km, phân kỳ đầu tư các đoạn Hà Nội - Vinh dài 285 km; Vinh - Nha Trang 896 km; Nha Trang - TP HCM dài 364 km. Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố với 23 nhà ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu; trong đó 60% đi trên cầu đường bộ, 10% qua hầm, 30% đi trên mặt đất được rào chắn không giao cắt. Tuyến đường giúp kết nối 02 trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Về công nghệ sử dụng, đơn vị tư vấn đã phân tích một số công nghệ tàu cao tốc hiện đại, và đề nghị lựa chọn công nghệ tàu chạy trên ray, khổ 1435mm, động lực đoàn tàu phân tán, mạch điện đường ray vì có nhiều ưu điểm trong giảm bớt chi phí hạ tầng, thuận tiện chuyển giao. Công nghệ này tương tự như tàu Shinkansen của Nhật hay TGV của Pháp và đang được nhiều nước khác sử dụng với độ an toàn khai thác gần như tuyệt đối.
Tổng vốn đầu tư toàn dự án dự kiến là 58,710 tỷ USD, trong đó hai đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM được đầu tư trước, phân kỳ trong 10 năm (2020-2030) với tổng vốn hơn 24 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ODA và khuyến khích kêu gọi nguồn vốn tư nhân tham gia một số hạng mục
Dự án được khai thác theo 02 giai đoạn, giai đoạn đầu vận tốc 160km/h-200km/h, giai đoạn hoàn thiện được điện khí hóa sẽ khai thác với vận tốc 320km/h đến 350km/h. Như vậy, thời gian chạy tàu đoạn Hà Nội – Vinh chỉ còn 01 giờ (so với máy bay là 03 giờ), Hà Nội – Đà Nẵng là 2,5 giờ (so với máy bay là 3,3 giờ), Hà Nội – Nha Trang là 4,2 giờ (so với máy bay là 4,5 giờ) và Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là 5,5 giờ (so với máy bay là 4,5 giờ). Giá vé dự kiến chỉ bằng 75% giá vé máy bay.
Hiện Bộ Giao thông đã cùng với Tư vấn làm việc với tất cả 20 tỉnh, thành phố về hướng tuyến và nhận được sự thống nhất cao.
Tại cuộc làm việc, Hội nghị nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia như TS Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật cầu đường, GS.TS. Nguyễn Hữu Hà, trường Đại học Giao thông vận tải... Các nhà khoa học nhận định, đây là siêu dự án được nghiên cứu triển khai trong khi Nhà nước còn nhiều dự án khác như đường cao tốc phía Đông, phát triển hàng không. Vì vậy cần có dự báo vận tải để đưa ra đề xuất phù hợp, đầu tư hạ tầng cần theo tiêu chuẩn 350 km/h ngay từ đầu để phát huy hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hình vận tải, và cần làm rõ mức độ rủi ro để có quyết định, lựa chọn quy mô dự án, công nghệ phù hợp.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam là tuyến đường sắt có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển Giao thông vận tải nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của cả nước và của các tỉnh có tuyến đường sắt chạy qua. Việc quy hoạch, xây dựng tuyến đã được định hướng từ năm 2002 trong Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự án xây dựng Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án có quy mô lớn, có tác động lớn đến cảnh quan, môi trường, đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây, dự án đã trải qua một số giai đoạn nghiên cứu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng phương án tuyến do các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện như:
- Cơ quan Hợp tác Quốc tế hàn Quốc (KOIKA) nghiên cứu năm 2007-2008
- Liên danh tư vấn Việt Nhất (VJC) nghiên cứu năm 2010
- Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu năm 2013
Các giai đoạn đã nghiên cứu mới dừng lại ở Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chưa được Quốc hội thông qua.
Trong Chiến lược phát triển Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015); Quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015) đã xác định nghiên cứu, xây dựng dự án trong giai đoạn 2020-2030.
Hướng tuyến qua địa phận tỉnh Ninh Bình dài 19,2km qua địa phận huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Yên Mô, Tam Điệp và đô thị Ninh Bình. Từ Nam Định, tuyến vượt sông Đáy, tránh qua Khu công nghiệp Khánh Phú, vượt QL.10, song song về phía Đông đường bộ cao tốc khoảng 0,3-1,1km. Sau đó chạy song song với đường sắt hiện tại và QL.1 về bên trái, cách khoảng 1km. Tuyến vượt hồ Yên Thắng, qua núi Tam Điệp bằng hầm sang tỉnh Thanh Hóa. 01 vị trí nhà ga đặt tại xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, cách QL.1 khoảng 1km về phía Đông.
Bài viết: Nam Dương
Ảnh: Nam Dương
Các tin khác
-
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc cấp đổi GPLX, thông báo hạn sử dụng của Giấy phép lái xe Ô tô đến công dân
Thứ Năm, 07/11/2024
-
Sở Giao thông vận tải Ninh Bình tham gia huấn luyện, hội thao dân quân tự vệ năm 2024
Thứ Tư, 24/04/2024
-
Sở GTVT Ninh Bình tổ chức Lễ phát động "Trồng cây làm theo lời bác, nâng cao an toàn giao thông đường bộ - Xuân Giáp Thìn năm 2024
Thứ Tư, 21/02/2024
-
Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ
Thứ Ba, 06/02/2024
-
Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Thứ Tư, 17/01/2024
-
Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Ninh Bình
Thứ Bảy, 13/01/2024
-
Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Ninh Bình và sơ kết triển khai xây dựng tuyến đường Đông - Tây (giai đoạn I)
Thứ Ba, 09/01/2024
-
Đại hội Hiệp hội vận tải ô tô Ninh Bình lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
Thứ Hai, 27/11/2023
-
Sở Giao thông vận tải Ninh Bình tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các mô hình Đề án 06
Thứ Sáu, 24/11/2023
-
Triển khai công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất các khóa đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thứ Sáu, 20/10/2023
Văn bản mới
-
Quy chế đảm bảo An toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của Sở GTVT Ninh Bình
Ban hành: Thứ Năm, 16/02/2023
-
Quy chế quản lý và sử dụng iOffice
Ban hành: Thứ Năm, 16/02/2023
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban QLDA Vốn sự nghiệp kinh tế
Ban hành: Thứ Năm, 22/12/2022
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cảng vụ đường thủy
Ban hành: Thứ Sáu, 14/10/2022
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Trạm kiểm tra tải trọng và Đăng kiểm thủy
Ban hành: Thứ Tư, 05/10/2022
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Bến xe khách Ninh Bình
Ban hành: Thứ Tư, 05/10/2022
-
Quyết định ban hành chức năng quyền hạn, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới Ninh Bình
Ban hành: Thứ Tư, 05/10/2022
Thông báo
-
Thông báo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa không còn giá trị sử dụng
Thứ Sáu, 24/05/2024
-
Thông báo bán thanh lý vật tư thu hồi do tháo dỡ Nhà làm việc số 2 (cấp IV) và tường rào phía Tây, phía Nam thuộc cơ quan Sở Giao thông vận tải
Thứ Sáu, 22/03/2024
-
Thông báo số phù hiệu không có giá trị sử dụng số 24/TB-SGTVT ngày 19/3/2024
Thứ Tư, 20/03/2024
-
Thông báo tạm dừng các kỳ sát hạch, cấp GPLX CGĐB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Thứ Ba, 19/03/2024
-
Thông báo về việc cấp lại giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng bị mất
Thứ Tư, 13/03/2024
-
Thông báo tạm dừng hoạt động Trung tâm Đăng kiểm xe CGĐB 3502D
Thứ Sáu, 26/01/2024
-
Thông báo danh mục văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong lĩnh vực GTVT còn hiệu lực, hết hiệu lực theo KQ rà soát năm 2023
Thứ Bảy, 06/01/2024
Liên kết website
Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Khảo sát
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thống kê truy cập
Tổng số: 2412725
Trực tuyến: 34
Hôm nay: 1372
Trong tháng: 1372
Trong năm: 35608