Thứ Năm, 21/11/2024

Sở Giao thông vận tải Ninh Bình

Những điểm mới của Luật Xây dựng năm 2014 (phần 1)

Thứ Tư, 28/12/2016
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 ra đời thay thế Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;

 

Hội nghị phổ biến luật Xây dựng năm 2014 

Luật Xây dựng sửa đổi năm 2014 gồm có 10 chương, 168 điều tăng 1 chương, 45 điều trong đó nổi bật với những điểm mới chính như:

1. Nhiều thuật ngữ mới được thay thế so với Luật Xây dựng 2003 như: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban QLDA khu vực...

2. Quy định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp, làm rõ gồm: Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, quận, huyện. Tránh được tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi công trình sự cố không có đơn vị chịu trách nhiệm sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Trong đó cơ quan chuyên môn về xây dựng là các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện;

 

Cán bộ Sở GTVT Ninh Bình tham dự Hội nghị Phổ biến Luật Xây dựng 2014

3. Chủ đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước là cơ quan, tổ chức, được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn NSNN, người quyết định đầu tư giao BQLDA chuyên ngành hoặc khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có BQLDA thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Khắc phục tình trạng nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện và quản lý các dự án.

4. Bảo hiểm bảo hành là loại bảo hiểm mới được quy định trong Luật xây dựng 2014; Theo quy định thì 3 loại bảo hiểm bắt buộc:  Bảo hiểm công trình trong thời gian thi công XD; Nhà thầu tư vấn Khảo sát, Thiết kế mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công trình cấp II, Nhà thầu thi công phải mua bảo hiểm cho người lao động;

5. Về Thẩm quyền thẩm định dự án: Dự án quan trọng quốc gia do HHội đồng thẩm định nhà nước; đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì do Cơ quan chuyên môn về xây dựng (CQCM) chủ trì thẩm định; Vốn nhà nước ngoài NSNN: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKCS; Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế phần công nghệ, các nội dung khác của dự án; Đối với dự án vốn khác: cơ quan chuyên môn về xây dựng về XD thẩm định Thiết kế cơ sở công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng có ảnh hưởng an toàn, môi trường; cơ quan chuyên môn về xây dựng của người quyết định đầu tư (QĐĐT) thẩm định công nghệ, các nội dung khác của dự án. Các dự án còn lại do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định;

6. Về Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, TKBVTC và dự toán: Dự án sử dụng vốn vốn NSNN: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, người QĐĐT phê duyệt thiết kế, dự toán, riêng đối với  TKBVTC, dự toán (Trường hợp thiết kế 3 bước) do chủ đầu tư phê duyệt; Dự án sử dụng vốn vốn Nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, riêng phần thiết kế công nghệ do Cơ quan chuyên môn của người QĐĐT thẩm định, người QĐĐT phê duyệt TKKT, dự toán (3 bước), Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán (3 bước, 2 bước); Dự án sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT, TKBVTC đối với công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng gây ảnh hưởng an toàn, môi trường cộng đồng, riêng phần thiết kế công nghệ, dự toán do Cơ quan chuyên môn của người Quyết định đầu tư thẩm định, Thiết kế, dự toán do người quyết định đầu tư và chủ đầu tư phê duyệt;

7. Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng: Đối với dự án sử dụng Vốn đầu tư công (có sử dụng vốn nhà nước) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công; Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước đầu tư kinh doanh thì người đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quyết định đầu tư; Đối với dự án sử dụng vốn khác thì chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư.

Trên đây là 7 điểm mới này cơ bản của Luật Xây dựng năm 2014, phần II sẽ tiếp tục đề cập đến các nội dung về Ban quản lý các dự án, năng lực của cá nhân hoạt động xây dựng, năng lực tổ chức hoạt động xây dựng, quản lý nhà thầu nước ngoài, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng... và về nội dung xử lý chuyển tiếp thực hiện Luật.

Kim Huế

Các tin khác
Liên kết website
Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

Tổng số: 2413268

Trực tuyến: 104

Hôm nay: 1915

Trong tháng: 1915

Trong năm: 36151