Thứ Năm, 21/11/2024

Sở Giao thông vận tải Ninh Bình

Những điểm mới của Luật Xây dựng năm 2014 (phần 2)

Thứ Tư, 28/12/2016
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

  Trong Phần 1 đã đề cập đến 7 điểm mới cơ bản của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, phần II sẽ tiếp tục đề cập đến một số nội dung cụ thể như sau:

1. Quy định mới về việc lấy ý kiến quy hoạch xây dựng: Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

2. Quy định mới về Giấy phép quy hoạch xây dựng: Theo đó, Giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư trong khu chức năng đặc thủ để làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoăc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết;

3. Bổ sung thêm các trường hợp được miễn cấp Giấy phép xây dựng: Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn ; công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sản dưới 500m2; Công trình chỉ lập báo cáo KTKT ở nông thôn khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng.

4. Về Hình thức tổ chức quản lý dự án:

- Hình thành 02 loại Ban quản lý dự án là Ban QLDA chuyên ngành và Ban QLDA khu vực để quản lý các dự án vốn NSNN, vốn NN theo chuyên ngành; Các ban này sẽ được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLDA, thực hiện tư vấn QLDA đối với dự án khác.

- Ban QLDA một dự án: Được thành lập để thực hiện 01 dự án sử dụng vốn nhà nước có quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt, công nghệ cao hoặc dự án quốc phòng, an ninh.

- Thuê tư vấn QLDA: vốn nhà nước ngoài NSNN, đặc thù, đơn lẻ.

- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn: sửa chữa, cải tạo nhỏ, DA có sự tham gia của cộng đồng.

Đặc biệt là Luật Xây dựng mới quy định Ban QLDA, tư vấn QLDA phải có điều kiện năng lực, trong đó Giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

5. Điều chỉnh dự án: Theo quy định mới, khi chỉ số giá do Bộ xây dựng, Sở Xây dựng công bố lớn hơn chỉ số giá lập dự phòng trượt giá thì dự án sẽ được điều chỉnh.

6. Về Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân phân thành 3 hạng: 1, 2, 3.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 do Bộ Xây dựng cấp, các hạng còn lại do Sở Xây dựng cấp.

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân hạng 1 do Bộ Xây dựng cấp; hạng còn lại do Sở Xây dựng cấp.

7. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân: Ngoài các quy định về trình độ chuyên môn, thời gian công tác...người được cấp chứng chỉ phải qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệp nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngành nghề. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ xây dựng, Sở Xây dựng, tổ chức Xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính Phủ có thẩm quyền sát hạch cấp chứng chỉ.

8. Cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài: Nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động. Tránh tình trạng nhà thầu, cá nhân nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam nhưng không được kiểm soát.

9. Về nội dung chuyển tiếp: Luật Xây dựng 50/2014/QL13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, được quy định chuyển tiếp như sau:

- Đối với những dự án đã phê duyệt trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động chưa thực hiện thì theo quy định hiện hành.

- Đối với những Ban QLDA sử dụng vốn nhà nước được thành lập trước Luật xây dựng có hiệu lực thì không phải chuyển đổi hình thức Quản lý dự án.

- Công trình xây dựng và tồn tại trước Luật xây dựng có hiệu lực nhưng sau khi GPMB không còn phù hợp với kiến trúc thì được phép tồn tại theo hiện trạng, trường hợp cải tạo, sửa chữa thì phải thực hiện theo Luật mới.

Trên đây là những điểm mới cơ bản của Luật Xây dựng 2014.

Như vậy, theo Luật Xây dựng 2014, quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam đã được siết chặt hơn, quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Qua các nội dung mới của Luật Xây dựng cũng thể hiện quan điểm của Quốc hội trong việc quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, khắc phục lãng phí thất thoát, nâng cao chất lượng công trình./.

Huế Thương 

Các tin khác
Liên kết website
Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

Tổng số: 2412689

Trực tuyến: 13

Hôm nay: 1336

Trong tháng: 1336

Trong năm: 35572